CÔNG TY THẢO KIM NGÂN (bài1): NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁP CHẾ DOANH NGHIỆP

Có thể hiểu đơn giản, pháp chế doanh nghiệp là vị trí có vai trò tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ cơ quan quản lý, điều hành trong doanh nghiệp và thực hiện các công việc phát sinh liên quan đến pháp luật trong doanh nghiệp.

  1. Pháp chế doanh nghiệp là gì?
  2. Chuyên viên pháp chế là gì?
  3. Vai trò của bộ phận pháp chế trong doanh nghiệp;
  4. Nhiệm vụ của pháp chế doanh nghiệp;
  5. Tiêu chuẩn đối với Pháp chế Doanh nghiệp

Luật sư tư vấn:

Căn cứ pháp lý quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định số 55/2011/NĐ-CP có thể phân tích chi tiết như sau:

  1. Pháp chế doanh nghiệp là gì?

Có thể hiểu đơn giản, pháp chế doanh nghiệp là vị trí có vai trò tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp, hỗ trợ cơ quan quản lý, điều hành trong doanh nghiệp và thực hiện các công việc phát sinh liên quan đến pháp luật trong doanh nghiệp.

  1. Chuyên viên pháp chế là gì?

Chuyên viên pháp chế hay chuyên viên pháp lý là người đại diện cho công ty về các vấn đề có liên quan tới pháp luật. Họ đảm nhiệm các nhiệm vụ công việc có liên quan đến hợp đồng và các vấn đề pháp lý. Đồng thời họ cũng giúp doanh nghiệp chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục có liên quan khác.

  1. Vai trò của bộ phận pháp chế trong doanh nghiệp:

Bộ phận pháp chế doanh nghiệp là bộ phận có vai trò đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp có thể hoạt động đúng quy định của pháp luật; từ đó giảm thiểu mọi rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Đồng thời nhân viên pháp chế còn phải là những nhà tư vấn trợ giúp cho các lãnh đạo doanh nghiệp trong việc áp dụng pháp luật để có thể hoạt động kinh doanh một cách thuận tiện và linh hoạt nhất.

 Để có thế giải quyết những vấn đề trên, đòi hỏi nhân viên pháp chế phải là những người có trang bị đầy đủ về kiến thức pháp luật và thành thạo về các kỹ năng cần thiết của nghề pháp chế.

Bộ phận pháp chế doanh nghiệp sẽ giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ như:

 Tham gia đàm phán, thương thảo các hợp đồng quan trọng của doanh nghiệp với các đối tác trong kinh doanh; thẩm định các dự thảo thoả thuận, các hợp đồng hợp tác, các dự án đầu tư để đảm bảo không trái pháp luật, điều lệ hoặc có sơ hở, sai sót về mặt pháp luật có thể dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp; soạn thảo, thẩm định các dự thảo quy chế, quy định quản lý và các văn bản quan trọng khác của doanh nghiệp theo sự phân công của lãnh đạo; cập nhật thông tin về các văn bản pháp luật mới ban hành, về tình hình thị trường kinh tế thông qua các phương tiện thông tin, các tổ chức pháp chế thuộc các cơ quan nhà nước, và cung cấp thông tin cho lãnh đạo doanh nghiệp về việc vận dụng pháp luật trong điều hành sản xuất, trong các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, trong các hợp đồng thương mại, tài chính, tín dụng, dịch vụ, đào tạo, xây dựng… ; tư vấn giúp lãnh đạo doanh nghiệp trong hoạt động bằng cách đưa ra các dự báo tác động về tình hình giá cả, thị trường… nhằm giảm thiểu rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra.     

Do đó, doanh nghiệp cần thiết phải có một bộ phận pháp chế có thể giúp người lãnh đạo những vấn đề thuộc phạm vi pháp luật và là đầu mối quan hệ với các bộ phận khác trong doanh nghiệp cũng như các cơ quan, đơn vị ngoài doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khi đã xây dựng được đội ngũ cán bộ pháp chế vững mạnh thì những cuộc đàm phán với đối tác mà đặc biệt là đối tác nước ngoài sẽ không còn đáng lo ngại. Các hoạt động nội bộ doanh nghiệp cũng như các hoạt động kinh doanh luôn nằm trong sự đảm bảo an toàn về pháp lý.

TRẦM VĨ HÀO

(Trích luật)

Đánh giá post