7 lễ hội không thể bỏ lỡ khi tới Tây Ninh

Tây Ninh là một trong những tỉnh nằm trong Vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, là cửa ngõ giao lưu kinh tế – văn hoá quan trọng giữa Việt Nam và Campuchia. Không chỉ sở hữu vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ, Tây Ninh còn nổi tiếng với lịch sử văn hóa đa dạng và độc đáo. Đó là lý do vì sao, các lễ hội Tây Ninh luôn thu hút du khách thập phương, nhất là với những ai đam mê loại hình du lịch tâm linh. 

Trước thềm xuân mới Giáp Thìn, Thảo Kim Ngân xin giới thiệu tới quý khách 7 lễ hội nổi tiếng bậc nhất ở Tây Ninh:

Lễ hội truyền thống động Kim Quang – Ngày 14 tháng Giêng âm lịch hằng năm.

Động Kim Quang là động đá lớn nằm ở phía Tây Nam sườn núi Bà Đen, vốn là  căn cứ cách mạng của Huyện ủy Tòa Thánh (nay là huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. 

Lễ hội truyền thống động Kim Quang lễ hội mới, do Đảng bộ và chính quyền huyện Hòa Thành tổ chức. 

Đây là dịp lý tưởng để các thế hệ trẻ tìm hiểu sâu sắc về truyền thống cách mạng của địa phương, tưởng nhớ công lao của các anh hùng liệt.

Tái hiện khung cảnh sinh hoạt và chiến đấu của chiến sĩ cách mạng trong động Kim Quang.

Để tới tham dự Lễ hội truyền thống động Kim Quang, du khách có thể di chuyển từ các tỉnh miền Tây tới Tây Ninh hoặc Tp. Hồ Chí Minh – Tây Ninh (và ngược lại) trên các tuyến xe Thảo Kim Ngân. 

Phòng vé Hòa Thành của Thảo Kim Ngân ở số 262 đường Phạm Hùng, khu phố Long Thới, phường Long Thành Trung, Thị xã Hoà Thành sẽ là điểm dừng chân tiện lợi cho du khách tham gia Lễ hội.

Hội Xuân Núi Bà Đen Tây Ninh: Đêm 18 – hết ngày 19 tháng Giêng âm lịch hằng năm.

Kết hợp giữa nghi thức Phật giáo với các hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc, Hội Xuân Núi Bà Đen là sự kiện du lịch hấp dẫn và thu hút bậc nhất Tây Ninh. 

Nhờ sự đan xen, giao thoa giữa nội dung truyền thống và công nghệ hiện đại, lễ hội tạo nên một hành trình khám phá văn hóa độc đáo, khiến nhiều tín đồ du lịch trầm trồ thích thú. 

Khi đi trảy hội, bạn nhớ xin về cho mình một gói giấy đỏ, chứa một ít tiền lẻ hoặc nhúm gạo trắng. Người dân Tây Ninh tin rằng, gói giấy đỏ này tượng trưng cho lộc Bà ban tặng, mang đến năm mới suôn sẻ, phát tài phát lộc. 

Hội Xuân Núi Bà Đen Tây Ninh những ngày đầu năm

Để hỗ trợ du khách di chuyển nhanh chóng tới Núi Bà Đen, dịch vụ xe limousine 5 sao mới khai trương của Thảo Kim Ngân sẽ trực tiếp đưa đón du khách từ nội thành Tp. Hồ Chí Minh và trả du khách tới Khu du lịch Núi Bà Đen.

Quý khách có thể đặt vé qua Tổng đài đặt vé tuyến Tây Ninh – Tp. Hồ Chí Minh: 𝟏𝟗𝟎𝟎 𝟖𝟏𝟓𝟑

Lễ hội Tây Ninh – Lễ giỗ Quan lớn Trà Vong: Ngày 15 và 16 tháng 2 âm  lịch.

Lễ giỗ Quan Lớn Trà Vong là nghi lễ được người dân ấp Tua Hai, xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành, Tây Ninh tổ chức để tri ân 3 vị quan đại thần: Huỳnh Công Giản, Huỳnh Công Thắng và Huỳnh Công Nghệ. 

Nghi thức của lễ giỗ cũng khá giống với Lễ Kỳ Yên ở các đình Nam bộ nói chung, địa bàn tỉnh Tây Ninh nói riêng. 

Lễ vật cúng dường thường là món ăn từ gà, lợn, kèm theo hương, hoa, đèn, nến… Ngoài ra còn có thêm tiết mục hát bội và màn biểu diễn của các ban nhạc đờn ca tài tử.

Đây là nghi lễ được người dân tổ chức để tri ân 3 vị quan đại thần

Lễ Kỳ Yên ở Tây Ninh: Ngày 14, 15 và 16 tháng 3 âm lịch.

Lễ Kỳ Yên là lễ cầu an và tế thần Thành hoàng lớn nhất trong năm ở các ngôi đình tại khu vực Nam Bộ. Ở Tây Ninh, Lễ Kỳ Yên được tổ chức đồng thời ở nhiều địa phương khác nhau trên địa bàn tỉnh.

Lễ tế này bao gồm nhiều nghi thức quan trọng như: thỉnh sắc thần, chánh lễ, cúng tiền vãng, túc yết, xây chầu – đại bội và ẩm phước. Tất cả đều nguyện cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đời sống bà con bình an hạnh phúc.

Đây cũng là dịp để bà con nhân dân trong vùng gặp gỡ giao lưu, xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết; tưởng nhớ cội nguồn.

Hát bội nét đặc trung làm nên Lễ hội Kỳ Yên

Lễ hội Tây Ninh – Lễ Vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu: Ngày mùng 4, 5, 6 tháng 5 âm lịch hằng năm.

Lễ Vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu còn được biết đến với tên gọi là Lễ hội chùa bà Tây Ninh. 

Được tổ chức ở Linh Sơn Tiên Thạch Tự, xã Ninh Sơn, huyện Hòa Thành, đây là một trong những lễ hội đặc sắc nhất, thu hút nhiều du khách nhất Tây Ninh.

Hội chính được diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch với nhiều nghi lễ thiêng liêng, đồ sộ. Điển hình nhất là trình thập cúng, tức là dâng lên Bà đủ 10 món đồ gồm hương, đèn, trà bánh, hoa quả, rượu… và trình diễn hát bóng rối, múa dâng bông, hát chặp bóng tuồng hài Địa Nàng…

Ngày 6/5 âm lịch là thời gian dành riêng cho lễ cúng cô hồn, uống tửu và chẩn tế cho người dân. Các nhà sư cũng sẽ tham gia đọc kinh sám hối, siêu độ cho các oan hồn.

Các nghi lễ mang đậm tín ngưỡng thờ Mẫu và văn hoá tín ngưỡng Nam bộ như Múa Mâm Vàng, Múa Rồng Nhang Long Mã… được trình diễn công phu và đầy sức sống, tạo nên hồn cốt cho lễ Vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu. 

Lễ hội Tây Ninh – Hội Yến Diêu Trì Cung: Ngày 14 và 15 tháng 8 âm lịch hằng năm.

Được tổ chức hàng năm ở Tòa Thánh Tây Ninh,  phường Long Hoa, TX. Hoà Thành, Hội Yến Diêu Trì Cung là một trong những sự kiện lớn nhất của đạo Cao Đài.

Với 2 phần: Lễ và Hội, Hội Yến Diêu Trì Cung được tổ chức để ghi nhớ công ơn của Thượng đế và cầu cho mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an.

Trong đó, phần Hội của lễ hội này được coi như “hội Trung thu” của nhiều du khách và bà con địa phương, bao gồm những tiết mục cầu kỳ, đặc sắc.

Điển hình như tiết mục Hội múa Rồng nhang với 1 con rồng dài gần 20m do vài chục người điều khiển, với khói nhang nghi ngút, ánh lửa bập bùng tráng lệ vây quanh. 

Múa tứ linh trong Hội Yến Diêu trì cung – Ảnh: Dương Vĩnh Tuyên

Lễ hội bánh tráng phơi sương Trảng Bàng: tháng 12 hàng năm

Đây là một trong những lễ hội độc đáo bậc nhất Tây Ninh, là điểm nhấn khác biệt cho du lịch tỉnh nhà.

Đến với sự kiện này, du khách sẽ nhìn thấy những gian hàng tái hiện và mô phỏng lại làng nghề bánh tráng phơi sương ở xứ Trảng, được trực tiếp học hỏi kĩ thuật làm bánh tráng của nghệ nhân.

Đừng bỏ lỡ cơ hội tham gia các công đoạn xay bột, tráng bánh, nướng bánh, phơi bánh như một người làm bánh tráng thực thụ và thưởng thức bánh tráng phơi sương, bánh tráng muối ớt, muối tôm Tây Ninh.

Phòng vé Trảng Bàng của Thảo Kim Ngân ở địa chỉ KP. Hòa Bình, P. An Hòa, TX. Trảng Bàng sẽ là hỗ trợ du khách từ các tỉnh miền Tây cũng như Tp. Hồ Chí Minh dễ dàng di chuyển tới Trảng Bàng để tham gia Lễ hội.

Bạn có thể tự mình trải nghiệm quy trình làm bánh tráng

Để du khách bốn phương có chuyến du xuân ưng ý, Thảo Kim Ngân sẽ giữ nguyên giá niêm yết cho hành khách di chuyển trong dịp Tết Giáp Thìn 2024.

Cụ thể áp dụng như sau:

– Xe Limousine HẠNG THƯỢNG ĐỈNH:

Ghế 3,4,5,6: 150.000đ/vé

Ghế 1,2,7,8,9: 135.000đ/vé

– Xe Limousine HẠNG THƯƠNG GIA: 135.000đ/vé

– Xe 29 chỗ: 110.000đ/vé

Để đặt xe Thảo Kim Ngân, quý khách tùy ý sử dụng một trong các kênh đặt vé sau:

(1) Đặt vé qua hotline:

  • Tổng đài đặt vé tuyến Tây Ninh – HCM: 𝟏𝟗𝟎𝟎 𝟖𝟏𝟓𝟑
  • Tổng đài đặt vé tuyến miền Tây: 𝟎𝟖𝟖𝟖 𝟎𝟐𝟔 𝟎𝟐𝟗

(2) Đặt vé qua Ứng dụng (App) “Thảo Kim Ngân”:

App Thảo Kim Ngân dành cho điện thoại Samsung, Oppo, Xiaomi, ViVo: https://s.pro.vn/Hgj4

App Thảo Kim Ngân dành cho iPhone: https://s.pro.vn/2mCw

(3) Đặt vé qua website: https://thaokimngan.com/

(4) Đặt vé qua Zalo:  𝟎𝟖𝟖𝟖 𝟖𝟕𝟎 𝟏𝟓𝟕

(5) Mua vé trực tiếp tại các phòng vé:

  1. Tây Ninh: Bến xe khách Tây Ninh, đường Trưng Nữ Vương, KP.1, P.2, TP. Tây Ninh.
  2. Hoà Thành: 262 đường Phạm Hùng, khu phố Long Thới, phường Long Thành Trung, Thị xã Hoà Thành, Tây Ninh.
  3. K13: ĐT 784, ấp Ninh Bình, xã Bàu Năng, huyện Dương Minh Châu, Tây Ninh.
  4. Gò Dầu: Ô 1, KP. Rạch Sơn, thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, Tây Ninh.
  5. Phước Đông: Ấp 5, xã Bàu Đồn, huyện Gò Dầu, Tây Ninh.
  6. Trảng Bàng: KP. Hòa Bình, P. An Hòa, TX. Trảng Bàng, Tây Ninh.
  7. An Sương: Kiot 8, bến xe An Sương, Quốc lộ 22, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP. HCM.
  8. Quận 10: Số 85, Nguyễn Kim, phường 7, quận 10, TP. HCM.
Đánh giá post