CÔNG TY THẢO KIM NGÂN: NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN

Trong chuỗi những ngày lễ Phật Đản năm 2024, Ban lãnh đạo và nhân viên Công ty TNHH MTV Thảo Kim Ngân, Công ty Hoà an Organic đã đến chùa Lá (huyện Châu Thành), chùa Hiệp Long (KP4,P3, TP Tây Ninh, Tây Ninh), chùa Thiền Lâm (Gò Kén) để cúng lễ Phật Đản.

Vậy ý nghĩa của ngày lễ Phật Đản là gì?

Đại lễ Phật Đản không chỉ là ngày lễ trọng đại của Phật giáo, mà còn là dịp để hàng triệu người Phật tử trên khắp thế giới kỷ niệm và tưởng nhớ đến ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, vị sáng lập và là ngôi sao dẫn lối của Phật giáo, đã ra đời.

Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật (Phật Đản, Vu lan, Thành đạo). Đại lễ Phật Đản hay Lễ Phật đản sinh là từ tôn kính nói về lễ kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Giáo chủ của đạo Phật.

NHỮNG VIỆC NÊN LÀM TRONG NGÀY LỄ PHẬT ĐẢN ĐỂ ĐÓN NHẬN BÌNH AN

Thích-Ca Mâu-Ni (Shakyamuni), là người sáng lập Phật giáo. Tất-Đạt-Đa (sa. siddhārtha) có nghĩa là “người đã hoàn tất (siddha) ý nghĩa [cuộc sống] (artha)”. Hoặc Nhất thiết nghĩa thành, thành tựu chúng sinh. Thích ca dịch nghĩa là năng nhân, Mâu Ni dịch là tịch mặc, sự tĩnh lặng thấu suốt”.

Trong quá trình phát triển của Phật giáo, các nước theo Phật giáo Nam truyền (còn gọi là Phật giáo Nguyên thủy hay Phật giáo tiểu thừa) giữ nguyên ngày tháng năm sinh của Đức Phật. Theo lịch Ấn Độ cổ ngày trăng tròn tháng Vesak là ngày sinh của Đức Phật cũng là ngày Đức Phật thành đạo đồng thời là ngày Đức Phật nhập niết bàn.

Sự hy hữu đó được các nước theo Phật giáo Nam truyền tổ chức ba lễ trong một ngày nên gọi là Đại lễ Tam hợp (ba trong một) hay Đại lễ Vesak (chỉ tháng). Các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Nam truyền tổ chức Đại lễ Phật đản vào ngày trăng tròn tháng Vesak thường vào ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch.

Cá biệt có những năm có 2 ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch như gần đây vào năm 2007, có nơi tổ chức Đại lễ Vesak vào ngày trăng tròn đầu tiên, tức ngày 1 tháng 5, trong khi tại nơi khác lại kỷ niệm vào ngày trăng tròn lần 2 tức ngày 31 tháng 5. Vì thế cách tính kỷ nguyên Phật lịch tại các quốc gia theo truyền thống Nam truyền có thể khác nhau như đã nêu trên, nên năm Phật lịch các nước này có thể cách nhau một năm.

Theo truyền thống Phật giáo Bắc truyền (còn gọi là Phật giáo phát triển hay Phật giáo đại thừa), do ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, ngày Đức Phật đản sinh theo lịch cổ của Ấn Độ chuyển sang lịch Trung Hoa là ngày 8 tháng 4 âm lịch. Vì thế trước đây một số quốc gia với đa số Phật giáo chịu ảnh hưởng của truyền thống Phật giáo Bắc truyền như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,… thường tổ chức Đại lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch.

Đại lễ Phật Đản còn là dịp để người Phật tử thể hiện lòng biết ơn và sự kính trọng với Đức Phật thông qua việc thực hành những giáo lý của Ngài. Chúng ta được nhắc nhở về việc sống tỉnh thức, tự giác, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau. Trên hết, ngày lễ này là một lời mời gọi thiết tha đến mỗi người để thực hành lòng từ bi, trí tuệ và nguyện vọng hướng tới một thế giới hòa bình và hạnh phúc hơn.

Trên khắp thế giới, người Phật tử đều tổ chức những hoạt động thiện nguyện như cứu trợ người nghèo, thăm viếng trẻ em mồ côi, hay chăm sóc người già cô đơn. Nó không chỉ là một nghi lễ, mà còn là một cuộc hội ngộ của tình người, của sự sẻ chia yêu thương và lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong đời sống xã hội.

Dó đó, toàn thể cán bộ và nhân viên Công ty Thảo Kim Ngân, Công ty Hoà An luôn thấu hiểu rằng:

Đại lễ Phật đản là lễ hội văn hóa tâm linh lớn của Phật giáo, chủ đề chính của Phật đản 2024 là hạnh phúc và toàn diện với mục tiêu hướng đại chúng học theo lời dạy của đức Phật, thần tâm đầu hướng thiện, để xây dựng cuộc sống hạnh phúc, gia đình hạnh phúc, xã hội hạnh phúc.

Được biết, nhân dịp đại lễ Phật Đản năm nay, hai Công ty cũng đã trao tặng hàng trăm phần quà cho bà con nghèo trên địa bàn Công ty hoạt động.

Trầm Vĩ Hào

(ST)

Đánh giá post